Mang thai là quá trình cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone dễ dẫn đến tình trạng bùng phát mụn. Đây cũng là tình trạng chung mà nhiều mẹ bầu gặp phải. Việc chăm sóc da mụn đối với mẹ bầu thường có nhiều hạn chế, kể cả phương pháp nặn mụn thông thường bởi phương pháp này tuy phổ biến nhưng có thể tiềm tàng nhiều rủi ro khi mang thai. Bài viết này sẽ giúp trả lời câu hỏi “bầu nặn mụn có sao không?” và chia sẻ bí quyết chăm sóc da an toàn giúp giảm mụn cho mẹ bầu.
Tại sao mẹ bầu nổi mụn khi mang thai?
Nguyên nhân gây nổi mụn khi mang thai
Việc bùng phát mụn khi mang thai không xảy ra với tất cả các sản phụ, tuy nhiên theo một nghiên cứu vào năm 2014, hơn 40% phụ nữ mang thai phải đối mặt với mụn trứng cá, và đôi khi tình trạng mụn trứng cá sẽ khá nghiêm trọng.
Nguyên nhân chính gây ra mụn khi mang thai là do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể. Khi mang thai, nồng độ hormone progesterone tăng cao để nuôi dưỡng bào thai. Điều này kích thích tuyến dầu trên da hoạt động mạnh mẽ. Lượng dầu và bã nhờn dư thừa này kết hợp với tế bào da chết, bụi bẩn dễ dàng làm tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, dẫn đến mụn bùng phát.
Hệ thống miễn dịch suy yếu trong thai kỳ cũng góp phần làm tình trạng viêm và mụn diễn ra trầm trọng hơn. Không chỉ vậy, một số yếu tố khác như mang thai lần đầu, tiền sử có mụn trước khi mang thai, hội chứng buồng trứng đa nang, căng thẳng, vệ sinh da không đúng cách… cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ nổi mụn.
Các loại mụn thường gặp khi mang thai không khác gì tình trạng mụn thông thường, bao gồm:
Mụn đầu trắng còn gọi là mụn ẩn, nhân mụn màu trắng không có lỗ mở.
Mụn đầu đen là mụn trứng cá không viêm có màu đen hoặc nâu. Khi đầu mụn mở ra và tiếp xúc với không khí, bị oxy hóa chuyển thành màu đen.
Mụn sẩn là loại mụn đặc trưng bởi vùng da xung quanh bị viêm nhẹ, có đường kính dưới 1cm, hơi sưng và có màu đỏ, hồng hoặc nâu tím.
Mụn mủ là loại mụn viêm có mủ trắng hoặc vàng.
Mụn nốt là loại mụn trứng cá nặng, mụn viêm lớn, sưng đau và không có đầu mụn rõ ràng.
Mụn nang là loại mụn viêm nặng nhất, xuất hiện dưới dạng những nốt sưng đỏ chứa đầy dịch mủ, gây đau nhức, khó chịu, thường xuất hiện đơn lẻ hoặc theo cụm.
Bà bầu nặn mụn được không?
Phụ nữ mang thai có thể sử dụng phương pháp nặn mụn nhưng nên thực hiện tại Phòng khám Da liễu để được điều trị đúng cách thay vì tại nhà, vì việc này có thể khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn, khiến mụn lây lan, tăng khả năng nhiễm trùng và để lại sẹo.
Bên cạnh đó, trong sinh hoạt hằng ngày, mẹ bầu nên tránh chạm tay lên da mặt. Nếu mụn viêm bị vỡ, cần làm sạch với nước muối sinh lý và sát khuẩn để vết thương được lành nhanh hơn.
Cách chăm sóc da an toàn để giảm mụn cho mẹ bầu
Thay vì tự nặn mụn, mẹ bầu nên áp dụng các biện pháp chăm sóc da an toàn và hiệu quả để giảm mụn và cải thiện làn da. Việc điều trị mụn trứng cá khi mang thai nên được bắt đầu một cách cẩn thận tùy theo tình trạng mụn từ nhẹ đến nặng. Dưới đây là 4 lời khuyên mẹ bầu có thể thực hiện trong quá trình mang thai:
Phương pháp tự chăm sóc da đơn giản tại nhà
Rửa mặt 2 lần mỗi ngày với nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ không chứa dầu, cồn hoặc xà phòng. Hạn chế chà xát mạnh trên da vì điều này có thể gây kích ứng và khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
Không chạm vào mụn hoặc nặn mụn bằng tay.
Tránh sử dụng các sản phẩm gây tắc nghẽn lỗ chân lông sinh ra mụn như cồn, dầu và hương liệu nhân tạo.
Gội đầu thường xuyên, đặc biệt nếu bạn có mái tóc dầu.
Giặt vỏ gối và khăn tắm thường xuyên.
Đảm bảo uống đủ lượng nước cần thiết, tránh đồ uống có ga và quá nhiều caffeine.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và hạn chế những thực phẩm có chứa đường tinh chế và thực phẩm chế biến sẵn.
Xem thêm: Bầu bị mụn lưng
Các phương pháp điều trị tại Phòng khám Da liễu
Lấy mụn chuẩn y khoa: phương pháp này giúp loại bỏ nhân mụn và chất nhờn ra khỏi da qua tác động vật lý. Quy trình phải được thực hiện tại Phòng khám bởi các kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, đảm bảo vô khuẩn, không để lại sẹo và thường kết hợp với chiếu ánh sáng sinh học để giảm viêm. Ngoài ra, dụng cụ và thiết bị y tế sử dụng phải được tiệt trùng đúng quy định, tránh gây bội nhiễm hoặc lây nhiễm chéo.
Các loại peel an toàn cho mẹ bầu: một vài loại hoạt chất peel có nguồn gốc từ trái cây giúp tẩy da chết nhẹ nhàng, giảm viêm có thể được sử dụng cho mẹ bầu như acid glycolic hoặc acid lactic (nồng độ tối đa 20%). Ngoài ra, acid mandelic cũng là lựa chọn được ưu tiên cho mẹ bầu. Tuyệt đối tránh các loại peel có chứa acid salicylic hoặc TCA. Chỉ nên thực hiện các phương pháp này tại Phòng khám Da liễu với sự chỉ định và giám sát của Bác sĩ Da liễu.
Để điều trị mụn trứng cá khi mang thai, mẹ bầu nên chọn phương pháp nặn mụn chuẩn y khoa tại các Phòng khám Da liễu uy tín thay vì tự nặn mụn tại nhà. Kết hợp lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học và chăm sóc da cẩn thận sẽ giúp duy trì làn da khỏe mạnh và đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Hãy liên hệ với Doctor Acnes để được tư vấn phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất nhé.
Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:
Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 07 0838 0878.