Có nhiều ý kiến cho rằng chúng ta cần kiêng một số loại thực phẩm sau khi nặn mụn. Nhưng thực tế điều này không cần thiết. Trái lại bạn cần một số thực phẩm đặc biệt để hỗ trợ cho việc lành thương tốt hơn. Để biết cách lựa chọn thức ăn phù hợp sau nặn mụn cũng như không nên ăn gì sau khi nặn mụn, hãy tìm hiểu cùng Doctor Acnes qua bài viết sau đây nhé.
Sau khi nặn mụn không nên ăn gì?
Hiện tại chưa có bằng chứng cụ thể cho thấy sau khi nặn mụn nên kiêng những loại thực phẩm nào, hay nói cách khác, sau khi nặn mụn không cần phải kiêng gì cả.
Học viện Da liễu Hoa Kỳ đã công bố các khuyến nghị trong năm 2007 gợi ý rằng hạn chế calo không có lợi ích trong việc điều trị mụn trứng cá và không có đủ bằng chứng để kết luận việc tiêu thụ một số thực phẩm ảnh hưởng đến mụn trứng cá.
Thay vì kiêng những thực phẩm không cần thiết, chúng ta cần bổ sung những loại thực phẩm hỗ trợ tốt cho quá trình lành thương và quan tâm đến các yếu tố khác như chăm sóc da, vệ sinh, chế độ sinh hoạt.
Chế độ ăn uống sau khi nặn mụn như thế nào?
Chế độ ăn uống giúp vết thương nhanh lành sau khi nặn mụn
Sau nặn mụn, da thường có vết thương nên cần có chế độ chăm sóc phù hợp để lành thương nhanh chóng. Bằng chứng đã cho thấy việc bổ sung kẽm, protein, vitamin C sẽ giúp vết thương mau lành và giúp tăng sinh collagen.
- Kẽm: là một khoáng chất dinh dưỡng quan trọng trong sự phát triển của da cũng như điều chỉnh quá trình trao đổi chất và nồng độ hormone. Lợi ích của kẽm thể hiện qua một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế Nghiên cứu BioMed (BioMed Research International Journal), các nhà nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa nồng độ kẽm trong máu và mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá.
- Vitamin C: là thành phần thiết yếu tham gia vào tất cả các giai đoạn chữa lành vết thương. Sự thiếu hụt vitamin C có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất collagen và hình thành sẹo.
- Protein: giúp cung cấp cung cấp nguyên liệu cho sự phát triển mô, đổi mới tế bào và sửa chữa trong suốt quá trình chữa lành vết thương. Thành phần này đóng vai trò trong tổng hợp RNA và DNA, collagen và hình thành mô, chức năng hệ thống miễn dịch, tăng trưởng biểu bì và keratin hóa.
Các thực phẩm giúp ngừa thâm sau khi nặn mụn
Để phòng ngừa thâm sau nặn mụn, bạn nên tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin C, A, E, omega 3 và các thành phần chống oxy hóa có tác dụng ức chế hình thành melanin.
- Vitamin A: có thể giúp loại bỏ các đốm đen bằng cách đẩy nhanh quá trình tái tạo biểu bì, hoạt chất này có thể kích hoạt các thụ thể trong da điều chỉnh sự phát triển của tế bào, đảm bảo sự biệt hóa lành mạnh hơn. Điều này giúp da giảm tăng sắc tố đồng thời ngăn chặn việc tiếp tục sản xuất melanin. Loại vitamin này có đặc tính hoạt động như một hàng rào bảo vệ da chống lại sự đổi màu, viêm nhiễm và lỗ chân lông bị tắc thường do các gốc tự do gây ra.
- Vitamin E: còn được gọi là tocopherol, là một chất chống oxy hóa tốt trong chăm sóc da. Nó hoạt động bằng cách bảo vệ da khỏi tác hại oxy hóa do ô nhiễm và ánh nắng mặt trời. Vì vitamin E hòa tan trong dầu nên khá ổn định và có thể tác động sâu vào da hơn vitamin C.
- Vitamin C: vitamin C ở hàm lượng 1000 mg giúp ức chế sản sinh ra melanin, nhờ đó da sáng hơn và giảm tình trạng tăng sắc tố sau viêm.
- Các chất chống oxy hóa và omega-3: có vai trò kháng viêm, nhờ đó giảm nguy cơ tăng sắc tố sau viêm. Omega-3 là một loại chất béo được tìm thấy trong một số nguồn protein thực vật và động vật, chẳng hạn như cá biển và trứng.
Những điều cần chú ý sau khi nặn mụn
Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn nên chăm sóc da đúng cách để giúp da hồi phục tốt. Dưới đây là một số lời khuyên để chăm sóc da sau khi nặn mụn:
- Sát khuẩn da kỹ trước và sau khi nặn mụn.
- Tránh sử dụng các mỹ phẩm chăm sóc da chứa các thành phần như acid cồn khô, hương liệu và chất bảo quản, các chất tẩy tế bào chết cơ học vì có thể gây kích ứng và tổn thương da, làm chậm quá trình phục hồi của da.
- Tham khảo ý kiến của Bác sĩ về thời điểm có thể tiếp tục sử dụng các sản phẩm trị mụn để hạn chế gây kích ứng da, đặc biệt những trường hợp da nhạy cảm.
- Có thể lựa chọn một số cách giảm viêm và làm dịu da sau nặn mụn, các sản phẩm bôi có chứa thành phần kháng khuẩn, kháng viêm dịu nhẹ như lô hội, bạc hà, trà xanh…
- Tránh nặn mụn tiếp trên vùng da đã bị tổn thương, vì điều này có thể gây nhiễm trùng và làm gia tăng nguy cơ sẹo.
Theo những bằng chứng hiện nay, người bị mụn không cần phải kiêng ăn hoặc tuân thủ một chế độ ăn nào đó sau khi nặn mụn. Tuy nhiên, để da hồi phục tốt hơn, bạn nên sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số glycemic thấp và bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết như vitamin A, E, C, kẽm, các chất chống oxy hóa có trong các loại thực phẩm kể trên.
Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:
- Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hotline: 07 0838 0878.