Chắc hẳn rất nhiều người có suy nghĩ là mụn xuất hiện nhiều nhất ở tuổi dậy thì, khi bước qua giai đoạn đó thì mụn sẽ giảm dần và dứt hẳn. Trong thực tế, người trưởng thành vẫn tiếp tục bị mụn tới tận độ tuổi 30, 40 hoặc thậm chí là 50.
Tình trạng mụn ở người trưởng thành
Mụn ở người trưởng thành, hay còn được gọi postadolescent acne, là tình trạng mụn xảy ra ở độ tuổi trưởng thành, thông thường khoảng từ 25 tuổi trở lên. Số người bị mụn trứng cá trong độ tuổi trưởng thành đã tăng lên nhanh chóng trong 2 thập kỷ qua. Một số dữ liệu cho thấy rằng, trong 100 người người trưởng thành thì có tới 20 người đang vật lộn với mụn hằng ngày. Trong số 20 người đó, có tận 17 phụ nữ trưởng thành bị mụn, tỉ lệ này cao hơn nam giới rất nhiều.
Phân loại mụn
Ở người lớn, có 2 loại mụn thường gặp:
• Mụn trứng cá dai dẳng (persistent acne): đây là tình trạng người bị mụn từ tuổi dậy thì, tiếp tục kéo dài đến tuổi trưởng thành. Ở người trưởng thành, mụn trứng cá kháng trị chiếm phần lớn (khoảng 80%) trong các ca bệnh mắc phải. Vì trải qua một khoảng thời gian dài bị mụn, ở những người này, dễ dàng gặp phải những vết mụn, nốt sần, viêm lâu ngày, thâm đen, thậm chí là sẹo rỗ trên da.
• Mụn trứng cá khởi phát muộn – (late-onset acne): đây là những loại mụn lần đầu tiên xuất hiện sau tuổi dậy thì (thường bắt đầu có mụn sau 21 tuổi). Dựa theo kết quả nghiên cứu, có khoảng 20% người bị mụn ở tuổi trưởng thành thuộc trường hợp này.
Nguyên nhân gây mụn
• Nội tiết tố
Ở độ tuổi dậy thì, sự gia tăng đột ngột nồng độ hormone giới tính androgen trong cơ thể bé trai lẫn gái làm tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, bít tắc lỗ chân lông, dễ dàng gây ra mụn.
• Chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt là thời điểm các hormone trong cơ thể thay đổi liên tục. Ngay trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể giảm xuống.
• Mang thai
Phụ nữ trải qua rất nhiều thay đổi vật lý trong suốt quá trình mang thai, bao gồm cả nổi mụn. Một khảo sát cho thấy có khoảng 40% phụ nữ mang thai bị mụn. Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, cơ thể sản sinh ra nhiều androgen. Sự gia tăng hormone này làm thay đổi cách hoạt động của tuyến bã nhờn, từ đó dễ gây ra mụn.
• Trước và sau khi mãn kinh
Căn nguyên của mụn trứng cá trong thời kỳ mãn kinh là do nhiều yếu tố, mụn nội tiết gây ra do mất cân bằng nội tiết tố. Sự gia tăng tương đối hormone androgen ở phụ nữ mãn kinh dẫn đến chứng hyperandrogenism – dư thừa nội tiết tố, làm xuất hiện nhiều mụn trứng cá, rậm lông, rụng tóc.
• Sau khi ngừng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai có chứa cả hormone estrogen và progesterone giúp giảm nồng độ androgen, ngăn chặn sản xuất bã nhờn và mụn trứng cá. Nhiều người khi sử dụng thuốc tránh thai để kế hoạch hóa gia đình thì cũng vô tình cải thiện được luôn cả mụn.
• Yếu tố về gen
Từ trước đến nay, các dẫn chứng nhận định về ảnh hưởng của gen đến sự hình thành mụn trứng cá vẫn chưa thật sự rõ ràng. Gần đây, đã có nghiên cứu chứng minh được rằng, yếu tố di truyền ảnh hưởng đến sự kiểm soát hoạt động tiết bã nhờn.
• Ăn uống
Nhiều người chắc hẳn đều trải qua tình trạng tối qua ăn gói mỳ, ăn nhiều bánh ngọt, uống ly trà sữa hay ăn cay hơn một xíu thì ngày mai đã xuất hiện nhiều nốt mụn trên mặt.
• Chế độ sinh hoạt
Thức khuya dậy sớm, không ngủ đủ giấc, sử dụng thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia, lười tập thể dục khiến cơ thể trở nên căng thẳng, mệt mỏi và tiết ra một lượng lớn cortisol, làm cho mụn trứng cá trở nên trầm trọng hơn.
• Lạm dụng mỹ phẩm, trang điểm
Việc mang lớp makeup trên mặt nhiều giờ liền, cộng với việc tẩy trang không kỹ cũng dễ gây tắc nghẽn lỗ chân lông, gây nên mụn.
• Căng thẳng (stress)
Căng thẳng còn gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng bên cạnh mụn như nó là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, làm mất cân bằng chu kỳ nội tiết tố, các vấn đề về da khác như bệnh vẩy nến và bệnh chàm, rụng tóc.
• Ô nhiễm môi trường
Nhiều người làm những công việc đặc thù, phải tiếp xúc trực tiếp môi trường ô nhiễm như nhân viên vệ sinh, công nhân ở các nhà máy, xí nghiệp… sẽ rất dễ bị mụn.
Một số lời khuyên để giúp kiểm soát tình trạng mụn ở người trưởng thành
• Thay đổi lối sống
• Không tự ý sờ, nặn mụn
• Chống nắng
• Lựa chọn nơi điều trị mụn phù hợp
Tóm lại, có thể thấy rằng, mụn ở người trưởng thành không hiếm và không phải là không thể điều trị được. Hy vọng rằng bài viết vừa rồi của Doctor Acnes đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về tình trạng ở người trưởng thành và có thêm kiến thức để tự lựa chọn cho mình một chiến lược kiểm soát mụn hiệu quả. Chúc mọi người luôn có làn da sạch mụn và mịn màng bất kể đang ở độ tuổi nào.
Phòng khám Da liễu Doctor Acnes
Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 07 0838 0878