Bài viết này sẽ cung cấp thông tin đầy đủ về nguyên nhân bị sẹo rỗ và cơ chế hình thành sẹo rỗ, cũng như phân loại các dạng sẹo rỗ phổ biến nhất. Hãy cùng tìm hiểu để có được kiến thức hữu ích cho hành trình tìm lại làn da láng mịn nhé!
Giới thiệu về tình trạng sẹo rỗ
Sẹo rỗ là gì?
Sẹo rỗ là tình trạng tổn thương da, làm cho bề mặt da xuất hiện những vết sẹo với kích thước và hình dạng không đồng đều.
Đây là hậu quả của quá trình phản ứng của cơ thể với các phản ứng viêm vô tình gây ra những tổn thương phá huỷ collagen ở lớp thượng bì và trung bì, từ đó hình thành nên các vết sẹo trên da.
Sẹo rỗ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như thế nào?
Sẹo rỗ không chỉ đơn thuần là những “vết hằn” trên da, mà còn là những “vết thương” âm thầm bào mòn sự tự tin của nhiều người.
Một nghiên cứu năm 2022 từ tạp chí American Journal of Clinical Dermatology phát hiện rằng sẹo rỗ gây ảnh hưởng lớn tới tâm lý, khiến người bệnh tự ti, xấu hổ về ngoại hình của mình.
Nghiên cứu này đã khảo sát trên 723 người trưởng thành, có sẹo rỗ trên mặt nhưng không có tổn thương đáng kể do mụn đang hoạt động gây ra, cho thấy đa số sẹo rỗ là vấn đề lớn, ảnh hưởng đến chất lượng sống và sự tự tin. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát mụn và sẹo để cải thiện cuộc sống.
Nguyên nhân và cơ chế hình thành sẹo rỗ
Nguyên nhân hình thành sẹo rỗ
Sẹo rỗ là những vết lõm trên da xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. 3 nguyên nhân thường gặp gồm mụn trứng cá, bệnh thủy đậu và các vết thương hoặc nhiễm trùng trên da.
Mụn trứng cá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sẹo rỗ. Khi bị mụn viêm nặng, các nốt mụn có thể ăn sâu vào lớp hạ bì, phá hủy cấu trúc collagen và elastin của da. Sau khi nặn mụn hoặc tự bong tróc, da không có đủ khả năng tái tạo hoàn toàn, dẫn đến hình thành sẹo rỗ.
Bệnh thủy đậu do virus Varicella zoster gây ra. Các nốt thủy đậu thường tự khô và lành sau 3-4 tuần, không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, các nốt này có thể bị bội nhiễm vi khuẩn, dẫn đến viêm da và để lại sẹo.
Ngoài hai nguyên nhân phổ biến trên, các vết thương hoặc nhiễm trùng trên da cũng có thể dẫn đến sẹo rỗ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Cơ chế hình thành sẹo rỗ
Da được cấu tạo bởi 3 lớp chính là biểu bì, trung bì và hạ bì. Mỗi lớp da đảm nhiệm chức năng riêng biệt, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của môi trường và duy trì độ ẩm cho da. Các lớp biểu bì trên da còn là nơi sản xuất vitamin D nhờ ánh sáng mặt trời.
Lớp trung bì là nơi chứa các nang lông, tuyến bã nhờn và collagen – thành phần quan trọng giúp duy trì độ ẩm cho da. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân phát sinh mụn viêm, do nang lông bị tắc nghẽn bởi dầu thừa, tế bào chết và vi khuẩn.
Mụn viêm nặng, đặc biệt là mụn bọc và mụn mủ, có thể gây tổn thương sâu vào lớp hạ bì. Quá trình viêm nhiễm kích thích sản sinh quá mức các enzym collagenase, là enzym có khả năng phá hủy collagen bên dưới bề mặt da.
Collagen là một loại protein sợi có vai trò cung cấp sự linh hoạt và độ đàn hồi tốt cho da. Vì thế, sự thiếu hụt collagen khiến da không thể tự phục hồi hoàn toàn sau tổn thương, dẫn đến hình thành sẹo rỗ.
Tình trạng mụn viêm càng nặng và kéo dài với thời gian phục hồi càng lâu thì càng dễ để lại sẹo hơn.
Quá trình lành thương trên da và tạo sẹo
Khi da bị tổn thương do sẹo, một loạt các phản ứng phức tạp sẽ diễn ra để bảo vệ và làm lành da. Quá trình này bao gồm nhiều giai đoạn liên tiếp:
- Giai đoạn cầm máu
Ngay sau khi tổn thương trên da xuất hiện, quá trình cân bằng nội môi bắt đầu diễn ra và tiểu cầu sẽ được kích hoạt và kết tập tại vị trí bị tổn thương để chấm dứt tình trạng chảy máu.
Cục máu đông từ đó cũng hình thành nhằm băng chặt vết thương và làm giá đỡ cho sự tăng sinh và phát triển của các tế bào mới.
- Giai đoạn hình thành tình trạng viêm
Dòng máu bất thường kích hoạt giải phóng cytokin. Dẫn đến sự điều hoà của bạch cầu trung tính và sau đó là các đại thực bào gây nên tình trạng viêm.
- Giai đoạn tăng sinh
Sau khoảng từ 2-3 ngày, quá trình viêm sẽ tiến triển đến giai đoạn tăng sinh.
Lúc này, sợi nguyên bào sẽ được hút vào vết thương và tổng hợp thành mô sẹo, bao gồm procollagen, elastin, proteoglycans và acid hyaluronic (HA). Điều này cho phép hình thành các mạch máu mới cung cấp dinh dưỡng và oxy cho mô đang phát triển và cho phép bạch cầu xâm nhập vào vị trí vết thương.
- Giai đoạn tái tạo
Hàng rào bảo vệ da sẽ được phục hồi chức năng nhờ sự cung cấp thành phần tế bào chính của tế bào sừng. Sau khi vết thương được làm liền, vết sẹo chuyển sang giai đoạn tái tạo cuối cùng.
Khi đó, các phân tử ngoại bào sẽ được tạo ra trong giai đoạn tăng sinh nhằm tái thiết và hình thành mạng lưới liên kết ngoại bào mới (extracellular matrix – ECM).
Sẹo rỗ là tình trạng tổn thương bề mặt da do các phản ứng viêm, làm giảm lượng collagen, khiến làn da trở nên gồ ghề, thô ráp. Sẹo rỗ có nhiều nguyên nhân khác nhau, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tình trạng mụn viêm kéo dài mà không được chăm sóc và điều trị phù hợp.
Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:
- Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hotline: 07 0838 0878.Nguồn: https://doctoracnes.com/nguyen-nhan-co-che-hinh-thanh-va-phan-loai-seo-ro/